Sáng 01/10: Hàng trăm người dân dồn ứ tại cửa ngõ TP.HCM; công bố hướng dẫn đi lại trên toàn quốc

Người dân TP.HCM ra đường không lý do chính đáng vẫn bị xử lý, Hà Nội xuất hiện ca COVID-19 không rõ nguồn lây chấm dứt chuỗi 5 ngày 0 ca cộng đồng ở Hà Nội... là thông tin được nhiều người quan tâm.

Sáng 30/9: Tin vui lớn từ TP.HCM; thông tin mới nhất vụ người phụ nữ bị cưỡng chế đưa đi xét nghiệm COVID-19

GiadinhNet - Số ca tử vong do COVID-19 tại TP.HCM đang giảm mạnh, lùi dần về mức hai con số, vụ việc người phụ nữ bị cưỡng chế đưa đi xét nghiệm COVID-19 ở Bình Dưỡng được xử lý ra sao... là thông tin COVID -19 trong ngày được nhiều người quan tâm.

 Hà Nội thêm 5 ca COVID-19 cộng đồng 

sang-01-10-hang-tram-nguoi-dan-don-u-tai-cua-ngo-tp-hcm-cong-bo-huong-dan-di-lai-tren-toan-quoc

Sở Y tế Hà Nội sáng 1/10 cho biết trong 12 giờ qua TP tiếp tục ghi nhận 5 ca mắc mới tại cộng đồng tại quận/huyện: Nam Từ Liêm (3), Ba Đình (1), Tây Hồ (1).

Như vậy, chỉ trong 18 giờ qua, Hà Nội phát hiện 7 ca dương tính trong cộng đồng, gồm người đàn ông đi chăm bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức, nam thanh niên ở 77 Phủ Doãn (gần Bệnh viện Việt Đức) và 5 người trên đây.

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4) đến nay có 3.980 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng có 1.608 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly có 2.372 ca.

Liên quan tới ca dương tính Bệnh viện Việt Đức vừa phát hiện chiều qua, qua rà soát số người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân này lên tới 90 người, gồm 20 nhân viên y tế, 35 người nhà, 35 bệnh nhân. Những trường hợp này đều đã được lấy mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả.

806 người gồm nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm.

Phường Hàng Trống đã đóng cửa hàng dọc phố Phủ Doãn (đoạn từ phố Hàng Bông đến phố Tràng Thi). UBND quận Hoàn Kiếm cũng yêu cầu phường này tạm thời phong toả và điều tra các hộ dân, cơ sở kinh doanh đoạn phố trên để lấy mẫu xét nghiệm.

Quận Hoàn Kiếm cũng thông báo cơ quan cùng cấp ở quận Đống Đa phối hợp điều tra dịch tễ trường hợp liên quan ở phố Phương Mai. Đây là nơi bệnh nhân COVID-19 đã đến mua vật tư y tế chiều 19/9. Cơ quan chức năng đã tạm thời phong tỏa tòa nhà D Bệnh viện Việt Đức.

Hàng trăm người dân dồn ứ tại cửa ngõ TP.HCM dù chưa được phép 

sang-01-10-hang-tram-nguoi-dan-don-u-tai-cua-ngo-tp-hcm-cong-bo-huong-dan-di-lai-tren-toan-quoc

Theo quy định, người dân không được tự ý di chuyển giữa các tỉnh. thành phố trừ trường hợp được ưu tiên

 

Đến khuya ngày 30/9, hàng trăm người dân về quê tự phát bằng xe máy vẫn tập trung tại Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh theo hướng về Long An.

Chiều cùng ngày, người dân các tỉnh miền Tây tự phát di chuyển trên quốc lộ về quê. Khi qua khỏi cầu Bình Điền khoảng 1km, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm soát dịch COVID-19 chặn lại do những người này thuộc đối tượng không được phép di chuyển khỏi địa phương.

Theo UBND TP.HCM, người dân không được tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác trừ trường hợp được ưu tiên theo quy định hoặc được các cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền cho phép đưa, đón người dân của các tỉnh, thành phố khác trở về địa phương.

Liên quan đến việc TP.HCM nới lỏng giãn cách từ 1/10, trong tối 30/9, chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã trực tiếp giải đáp những thắc mắc của người dân về chủ đề Chỉ thị của UBND TP về giai đoạn từ ngày 1/10 và chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 đợt 3.

Theo đó, kể từ ngày 1/10, người dân TP.HCM khi lưu thông trên đường sẽ phải chuẩn bị mã QR khai báo di chuyển tại ứng dụng VNEID. Đồng thời, người đi đường cần có lịch sử tiêm chủng vắc xin hoặc là F0 đã khỏi bệnh để đủ điều kiện lưu thông.

Ông Hoan cũng cho biết thêm, sắp tới đây, TP.HCM không kiểm soát lưu thông bằng các chốt cố định. Tuy nhiên, thành phố sẽ tổ chức các chốt kiểm soát lưu động, đội tuần tra đột xuất ngẫu nhiên trên đường.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Nếu khi kiểm tra, người nào ra đường không có lý do chính đáng thì vẫn bị xử lý theo quy định".

Công bố hướng dẫn đi lại trên toàn quốc từ 1/10

Tối 30/9, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Đối với các địa phương, vùng có nguy cơ rất cao (cấp 4), hướng dẫn nhấn mạnh dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử).

Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua thì không được dừng, đỗ. Các cảng hàng không, ga đường sắt được hoạt động để tiếp nhận hành khách và phải đảm bảo các yêu cầu y tế.

Ở địa phương, vùng có nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất (chuyến/lượt hoặc số chỗ trên phương tiện). Riêng đối với đường hàng không áp dụng theo tần suất khai thác của 4 giai đoạn đã xây dựng phương án cụ thể.

Tại địa phương, vùng có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2), các phương tiện giao thông được hoạt động bình thường.

Thông tin mới nhất về 2 ca mắc COVID-19 tại Bệnh viện Việt Đức và phố Phủ Doãn

Theo thông tin từ UBND quận Hoàn Kiếm, trường hợp thứ nhất là bệnh nhân P.Đ.T, sinh năm 1972, quê quán xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Đây là người nhà vào chăm sóc bệnh nhân từ BV Hà Tĩnh ra Bệnh viện Việt Đức cấp cứu từ ngày 19/9. Khi ra, anh T. được xét nghiệm nhanh, có kết quả âm tính. Ngày 29/9, Bệnh viện Việt Đức lấy mẫu xét nghiệm mẫu gộp kết quả dương tính.

Ngày 30/9, lấy mẫu PCR xét nghiệm gửi CDC Hà Nội kết quả dương tính SARS-CoV-2, đã đưa điều trị tại bệnh viện dã chiến Hoàng Mai.

Theo báo cáo, kết quả điều tra dịch tễ ban đầu cho thấy, ngày 19/9, anh T. có đưa người nhà đi chụp cắt lớp rồi quay lại khoa Cấp cứu, bắt xe ôm đi mua vật tư y tế trên phố Phương Mai (quận Đống Đa), ra hiệu thuốc Bệnh viện Việt Đức mua đồ; ra nhà thuốc ở phố Phủ Doãn mua đồ; mua thức ăn ở căng tin, ngủ ở ghế đá.

Trong thời gian từ 20/9 đến 30/9, anh T chủ yếu ở trong Bệnh viện Việt Đức, có đi mua đồ tại siêu thị 24h trong bệnh viện, mua thuốc tại nhà thuốc ở phố Phủ Doãn, ăn cơm tại Khoa Ung bướu, ngủ tại phòng 811 Khoa Ung bướu, ngủ ở khu cầu thang...

Báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, qua điều tra sơ bộ có 90 trường hợp F1 trong Bệnh viện Việt Đức, gồm 20 nhân viên y tế, 35 người nhà, 35 bệnh nhân. Lực lượng chức năng đã lấy 806 mẫu xét nghiệm là nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân trong bệnh viện.

Quận cũng đã chỉ đạo UBND phường Hàng Trống đóng cửa các cửa hàng dọc phố Phủ Doãn (đoạn từ phố Hàng Bông đến phố Tràng Thi); tạm thời phong toả và điều tra tại các hộ dân và cơ sở kinh doanh đoạn phố trên để lấy mẫu xét nghiệm.

Thông báo cho UBND quận Đống Đa để phối hợp điều tra dịch tễ trường hợp liên quan ở phố Phương Mai.

Hiện, đang tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiện đang có mặt tại bệnh viện Việt Đức.

Trường hợp thứ 2 là anh C.H.N, sinh năm 1998, quê quán xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nơi ở hiện tại phố Phủ Doãn, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Đây là nhân viên phục vụ giao cơm (cửa hàng cơm ở Phủ Doãn).

Anh này có biểu hiện ho sốt từ ngày 28/9, ngày 30/9 vào khám tại Bệnh viện đa khoa Medlatec, được làm xét nghiệm PCR kết quả dương tính SARS-CoV-2, được đưa đi điều trị tại bệnh viện dã chiến Hoàng Mai.

UBND quận đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận phối hợp với UBND phường Hàng Trống điều tra truy vết, sơ bộ xác định có 11F1.

Đồng thời, triển khai lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan và các hộ kinh doanh, người dân trên tuyến phố Phủ Doãn; thực hiện cách ly y tế các F1; phun khử khuẩn các địa điểm liên quan F0, F1.

Hiện nay, cơ quan chức năng đã tạm thời cách ly y tế tầng 8 tòa nhà D Bệnh viện Việt Đức để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan, sau khi có kết quả, quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch tiếp theo.

Học sinh TP.HCM sẽ đến trường từ 11/10?

sang-01-10-hang-tram-nguoi-dan-don-u-tai-cua-ngo-tp-hcm-cong-bo-huong-dan-di-lai-tren-toan-quoc

Học sinh TPHCM có thể sẽ được trở lại trường từ giữa tháng 10

Dự kiến, ngày 11/10 học sinh Trường THCS-THPT Thạnh An (TP.HCM) được đến trường học tập trực tiếp sau hơn 5 tháng tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.

Đây là một trong những trường đầu tiên tại TP.HCM được đề xuất cho học sinh trở lại trường từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều 30/9, ông Nguyễn Bảo Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM), cho biết, trường đang chuẩn bị các điều kiện về an toàn phòng, chống dịch và đề xuất ngày 11/10 đón học sinh trở lại trường. "Theo tiêu chí đánh giá của ngành y tế, Trường Thạnh An đạt 95 điểm theo thang điểm 100", ông Ngọc nói.

Bệnh viện trao trả lại cho người nhà của bệnh nhân mất vì COVID-19 số tiền lớn cùng nhiều kỷ vật

sang-01-10-hang-tram-nguoi-dan-don-u-tai-cua-ngo-tp-hcm-cong-bo-huong-dan-di-lai-tren-toan-quoc

Người nhà đến nhận lại những kỷ vật từ người thân đã qua đời vì COVID-19. Ảnh: BV

 

Ngày 28/9, nhân viên y tế của Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh kiểm tra đồ đạc của bệnh nhân không may qua đời vì COVID-19; nhận thấy túi đồ của bệnh nhân có 60 triệu đồng, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện đã lập tức tìm cách liên lạc với người thân trong gia đình để trao trả lại số tiền và kỷ vật của người đã mất.

Qua xác minh, tìm hiểu, Phòng Công tác xã hội đã liên lạc được với chị T.H.T ở phường 6, Quận 8, TP Hồ Chí Minh (là em gái của bệnh nhân) và mời chị đến nhận lại số tiền và kỷ vật của người anh trai không may qua đời vì dịch COVID-19.

Đến nhận lại kỷ vật và số tiền 60 triệu đồng mà anh trai không may qua khỏi vì COVID-19 để lại, chị T.H.T bùi ngùi xúc động, cảm ơn các y bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cho anh trai mình trong những giây phút cuối đời và còn bảo quản kỷ vật cùng số tiền lớn để trao lại cho gia đình.

TPHCM bỏ giấy đi đường sau ngày 30/9, người dân sẽ dùng app

sang-01-10-hang-tram-nguoi-dan-don-u-tai-cua-ngo-tp-hcm-cong-bo-huong-dan-di-lai-tren-toan-quoc

TPHCM sẽ từng bước sử dụng ứng dụng và mã QR thống nhất đối với các hoạt động.

 

Sau ngày 30/9, người dân TPHCM sẽ sử dụng ứng dụng thống nhất là PC-COVID để thay thế giấy đi đường. Mã QR chung cũng từng bước được sử dụng trong mọi hoạt động của đời sống.

Tại buổi họp báo công bố Chỉ thị mới của TPHCM sáng 30/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND thành phố, cho biết thành phố sẽ không tiếp tục cấp giấy đi đường. Thay vào đó, các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ được sử dụng để giảm phiền hà cho người dân.

Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM để xuất trình tại các chốt kiểm soát lưu động. Các chốt, trạm kiểm soát lưu động của thành phố sẽ thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên người lưu thông trên đường.

Trường hợp người lưu thông không có mã QR cần xuất trình giấy xác nhận là F0 khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin COVID-19 sau 14 ngày khi được lực lượng chức năng yêu cầu.

Theo GiaDinh