Tác dụng của lưu huỳnh trong việc trị mụn, đơn giản nhưng ít người biết

Đặc tính nổi trội của lưu huỳnh là khả năng sát khuẩn, làm khô miệng vết thương viêm, lở loét, thậm chí trị ghẻ, vẩy nến, nấm.

Khám phá tác dụng trị mụn của lưu huỳnh

Nếu đang gặp các vấn đề về mụn, bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng lưu huỳnh để thay thế cho phương pháp trị mụn mà mình đang sử dụng nhưng chưa thấy được hiệu quả. 

Một làn da khỏe mạnh cần được cung cấp đầy đủ collagen, keratin, và các protein. Và nguyên liệu cần thiết cấu thành chúng bao gồm cả lưu huỳnh. 

Tác dụng của lưu huỳnh trong việc trị mụn, đơn giản nhưng ít người biết

Xà phòng lưu huỳnh giúp trị mụn nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

Cung cấp thêm lưu huỳnh cho cơ thể đồng nghĩa với việc bạn tăng sản lượng collagen, keratin, và các protein chịu trách nhiệm cho làn da khỏe mạnh.

Từ đó tạo nền tảng cho một làn da tươi sáng hơn, mịn màng hơn. Lưu huỳnh hữu cơ còn là một chất giải độc cực mạnh, một phần nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đến từ vi khuẩn bao gồm cả độc tố.

Nó còn là một chất hữu cơ chống viêm tuyệt vời. Giả sử bạn bị mụn trứng cá rất to, chúng bị viêm nhiễm dẫn đến đau nhức và tấy đỏ. Một chút lưu huỳnh hữu cơ không chỉ làm dịu cơn đau mà còn góp phần làm lành vết thương sau đó.

Những lưu ý khi sử dụng lưu huỳnh trị mụn

Bên cạnh khả năng trị mụn, lưu huỳnh cũng có những mặt trái của nó. Theo Trung tâm y tế ĐH Pittsburgh, với những làn da khô, lưu huỳnh có thể gây kích ứng da, khiến mụn sưng tấy, mẩn ngứa...

Ngoài ra nếu vô tình bôi vào những vết thương hở hoặc vết cháy nắng thì tình hình sẽ còn tệ hơn rất nhiều.

Cần biết rằng, lưu huỳnh có thể thẩm thấu qua da. Người khoẻ mạnh sẽ dễ dàng xử lý nếu dùng với hàm lượng cho phép.

Có điều với những bệnh nhân mắc bệnh thận, khả năng xử lý hoá chất không tốt sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc.

Lúc này, lưu huỳnh có khả năng kết hợp với những acid và kim loại nặng sẵn có trong cơ thể, tạo thành hợp chất mang gốc sulfur (S) với tính độc hại cao.

Khi lưu huỳnh vượt quá mức cơ thể xử lý được, nó sẽ gây tổn thương về thần kinh, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết...

Tóm lại là rất có hại cho sức khoẻ.

Ngoài ra, ĐH Michigan (Mỹ) cũng cảnh báo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng mỹ phẩm có gốc lưu huỳnh.

Theo giadinhvietnam