Thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Bệnh viện không nâng chất thì… tự chết!

Mặc dù mới có hiệu lực trong 2 tuần qua nhưng Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh (KCB) có hiệu lực từ 1-1-2016 đã phần nào có những cải tiến tích cực. Bảo hiểm xã hội TPHCM vừa họp báo triển khai tại Bệnh viện quận 2 TPHCM cho thấy những thuận lợi cho người bệnh được tự do KCB ở bất cứ bệnh viện tuyến quận/huyện, phòng khám đa khoa nào cũng được hưởng quyền lợi BHYT đầy đủ.

Bệnh viện quận/huyện uy tín… quá tải

Theo BS Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM, Thông tư 40/2015/TT-BYT đã được triển khai xuống các cơ sở y tế. Trong đó, các bệnh viện tuyến quận/huyện phải tiếp nhận bất kỳ bệnh nhân nào đến khám BHYT mà không được đòi hỏi giấy chuyển viện như trước đây.

Theo BS Huyền, với quy định mới, người bệnh có đăng ký KCB diện BHYT ban đầu ở các trạm y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến quận/huyện thì được đến KCB ở bất kỳ trạm y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện quận/huyện trên địa bàn TPHCM mà vẫn được thanh toán đầy đủ quyền lợi. “Đây là một điểm mới nhằm không hạn chế cơ sở KCB ban đầu cho người dân. Nếu người dân tiện ở đâu thì KCB ở đó”, BS Huyền cho biết.

Tuy nhiên, với quy định này, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng người bệnh đổ dồn lựa chọn những bệnh viện có chất lượng, cơ sở tốt mà bỏ qua các bệnh viện chưa thực sự uy tín. Một số bệnh viện tuyến quận/huyện ở TPHCM có thương hiệu như: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện quận 2… đã được các bệnh nhân ở những địa phương lân cận tìm đến KCB, mặc dù đăng ký KCB ban đầu ở nơi khác.

Tại Bệnh viện Quận 2 TPHCM, chỉ 2 tuần qua thực hiện Thông tư 40 nói trên đã tiếp nhận số người bệnh BHYT từ các quận huyện lân cận tăng lên khá nhiều. Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện quận 2, cho biết, số lượng bệnh nhân đến KCB tại bệnh viện trước khi Thông tư 40 có hiệu lực khoảng 1.600 lượt bệnh nhân mỗi ngày, nhưng chỉ trong gần 2 tuần qua (thời điểm Thông tư 40 có hiệu lực) lượng bệnh nhân tăng vọt, trong đó số lượng bệnh nhân ngoại trú tăng đến 22%. “Sở dĩ số lượng bệnh nhân tăng cao là do tình trạng bệnh nhân đăng ký KCB BHYT ban đầu một nơi nhưng khám một nẻo vẫn được hưởng đúng tuyến”, bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh cho hay, nếu như trước năm 2016, bệnh nhân BHYT đến khám đều là những bệnh nhân đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện, thì đầu năm 2016 đến nay có đến 15% - 17% bệnh nhân đăng ký KCB ban đầu ở những địa phương khác đến khám, điều trị. “Không bị ràng buộc như trước nên bệnh nhân tin tưởng bệnh viện là điều đáng mừng, nhưng cũng tạo ra một sức ép lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tốt nhất để làm hài lòng người bệnh”, bác sĩ  Khanh chia sẻ.

Trước tình hình trên, nhiều bệnh viện như: Bệnh viện Thủ Đức, Bệnh viện quận 2… đã phải đưa phương án tăng số bàn khám, mở rộng giường bệnh, tăng bác sĩ... Thậm chí Bệnh viện quận 2 còn phải tính phương án kết hợp với bệnh viện tư để đưa những bệnh nhân có điều kiện qua nơi này KCB. Bác sĩ Khanh cho biết, trong năm nay bệnh viện sẽ tăng thêm 12 bác sĩ cùng nhiều điều dưỡng, kỹ thuật viên khác. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã ký kết với Đại học Y dược TPHCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch để tăng cường lực lượng y bác sĩ khi cần thiết.

kham-chua-benh-bao-hiem-y-te

Bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh diện BHYT tại Bệnh viện Quận 2, TPHCM

Không thu hút bệnh, sẽ cắt hợp đồng BHYT

 Hiện nay, người bệnh được tự do lựa chọn nơi KCB ban đầu thì chẳng ai muốn đến những cơ sở yếu kém. Nếu các bệnh viện không chủ động đầu tư chuyên môn, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thì nhiều khả năng sắp tới sẽ có bệnh viện không còn bệnh nhân. Nếu tình huống này xảy ra, bệnh viện coi như… tự chết vì BHXH buộc phải cắt hợp đồng BHYT.

Ngược lại những trạm y tế, bệnh viện quận/huyện chưa thực sự tạo niềm tin cho người bệnh, không còn thu hút bệnh nhân đến KCB diện BHYT có tồn tại được? Bà Lưu Thị Thanh Huyền, Phó giám đốc BHXH TPHCM, cho biết, nếu như trước đây, những bệnh nhân đã đăng ký KCB diện BHYT ban đầu ở đâu chỉ được khám ở đó, còn nếu đi nơi khác sẽ bị trái tuyến, thì nay thông tuyến đến tuyến quận/huyện, những bệnh nhân này đương nhiên được xem là đúng tuyến.

Bà Huyền cho rằng, chính điều này đã tạo ra một áp lực cho các bệnh viện quận/huyện yếu kém sẽ không có bệnh nhân đăng ký mua BHYT hoặc không có người đến KCB, nhất là các trạm y tế phường/xã. “Hiện BHXH TP đã ký hợp đồng KCB BHYT với 138 trạm y tế phường/xã và tất cả các bệnh viện tuyến quận/huyện. Trong trường hợp không có bệnh nhân nào đăng ký KCB tại đây, BHXH sẽ xem xét cắt hợp đồng”, BS Huyền khuyến cáo. Theo phân tích của BS Huyền, trước đây khi chưa thông tuyến BHYT thì người bệnh muốn được hưởng quyền lợi phải điều trị đúng tuyến theo quy định, các bệnh viện chất lượng không tốt nhưng vẫn ngẫu nhiên có bệnh nhân.

Cũng theo phân tích của BS Huyền, việc tự do KCB tại tất cả các bệnh viện quận/huyện trên địa bàn tỉnh, thành phố sẽ tạo kẽ hở để những kẻ xấu lợi dụng trục lợi quỹ BHYT khi đi khám, lấy thuốc cùng lúc tại nhiều bệnh viện. Để tránh tình trạng trên, BHXH thành phố đã triển khai phần mềm thông tuyến tại tất cả các bệnh viện, dưới sự quản lý của BHXH. Trước mắt, phần mềm trên sẽ giúp kiểm tra nhanh đối với những bệnh nhân đến KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu.

Khi bệnh viện cơ sở truy cập vào phần mềm này, nếu bệnh nhân vừa khám tại cơ sở khác thì ngay lập tức phía bệnh viện sẽ được cảnh báo để có hình thức xử trí thông qua việc tư vấn và tìm hiểu các nguyên nhân liên quan. Nếu cùng một loại bệnh nhưng KCB liên tiếp trong thời gian ngắn tại nhiều cơ sở khác nhau, người bệnh sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT n

Theo Tường Lâm (SGGP)