Thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu có thể gây suy gan, giảm bạch cầu

Khi con bị sốt nhẹ, nhiều cha mẹ thường tự mua thuốc về cho con uống. Tuy nhiên, một số thuốc hạ sốt như thuốc Hapacol 150 Flu lại có những tác dụng phụ đáng sợ.

Thuốc Hapacol 150 Flu là thuốc giảm đau, hạ nhiệt và kháng dị ứng có thành phần chủ yếu là Paracetamol. Paracetamol là thuốc được ưu tiên dùng giảm đau, hạ sốt ở trẻ em. Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường và giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu có thể gây suy gan, giảm bạch cầu 

Thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu có thể gây một số tác dụng phụ. Ảnh: Internet

Hapacol 150 Flu được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống có mùi thơm, vị ngọt, thích hợp dùng cho trẻ em. Thuốc được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.

Theo hướng dẫn sử dụng của công ty dược Cổ phần Dược Hậu Giang, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp như ban da, nôn, buồn nôn, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. Trường hợp hiếm gặp có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài. Ngoài ra trong thuốc còn có thành phần Clorpheniramin maleat, tác dụng phụ liên quan đến Clorpheniramin như khô miệng, rối loạn điều tiết, bí tiểu, vã mồ hôi, buồn ngủ.

Hapacol 150 Flu có cả Paracetamol và Clorpheniramin nên trong trường hợp quá liều Paracetamol sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay. Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối. Biểu hiện của quá liều Clorpheniramin: an thần, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin...

Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ mà cần có ý kiến bác sĩ khi: có triệu chứng mới xuất hiện, sốt cao (39,50C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát, đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

Theo bác sỹ BS. Yên Lâm Phúc (Học viện Quân y), một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Vậy làm thế nào để nhận ra điều này. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.

Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-410C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.

Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Theo vietq