Trả lời 6 câu hỏi sau để chẩn đoán xem bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không?

Để xác định xem bạn có nguy cơ phát triển khối u hay ung thư đại trực tràng hay không, hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn có hoặc không?

1. Bạn có đang lớn hơn 50 tuổi không?

A. Có

B. Không

Tuổi là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư đại trực tràng. Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng cao. Sau 40 tuổi, polyp và ung thư đại trực tràng sẽ phổ biến hơn. Tuy nhiên, bệnh ung thư này thường hiếm gặp ở những người dưới 40 tuổi, trừ một vài trường hợp có tiền sử gia đình mắc ung thư.

2. Bạn có từng bị polyp hay ung thư ruột kết?

A. Có

B. Không

Nếu trước đây bạn từng bị ung thư đa tràng hoặc ung thư đại trực tràng, bạn sẽ có nhiều nguy cơ phát triển khối u hoặc bị tái phát ung thư nhiều cao hơn.

Trả lời 6 câu hỏi sau để chẩn đoán xem bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không?

(Ảnh minh họa)

3. Có ai trong gia đình bạn bị mắc chứng polyps hoặc ung thư đại trực tràng không?

A. Có

B. Không

Đôi khi các gen bất thường trong các tế bào lót ruột già có thể phát triển thành khối u. Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc chứng polyp đại trực tràng hoặc ung thư, nguy cơ của bạn ngày càng cao. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, các gen có thể bất thường một cách tình cờ hoặc do hóa chất gây ung thư trong các loại thực phẩm chúng ta ăn.

4. Bạn ăn nhiều chất béo hơn chất xơ?

A. Có

b. Không

Nhiều yếu tố lối sống liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn. Chúng bao gồm việc ăn quá nhiều thịt đỏ và chất béo động vật, không ăn đủ chất xơ hoặc rau tươi. Béo phì và lối sống ít vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ của bạn.

5. Bạn có bị viêm ruột, viêm loét đại tràng không?

A. Có

B. Không

Bạn từng có tiền sử mắc viêm loét đại tràng (hơn 8 năm) hoặc bệnh Crohn có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

6. Bạn luôn nhận thấy có sự thay đổi trong nhu động ruột?

A. Có

B. Không

Sự xuất hiện của các triệu chứng về ruột cảnh báo bạn cần chú ý tầm soát bệnh đường ruột. Dấu hiệu quan trong nhất bạn nên lưu tâm là chảy máu trực tràng.

Kết quả:

Nếu đáp án là B nhiều hơn, bạn đang có lối sống khá lành mạnh, tuy nhiên bạn không nên chủ quan với nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Nếu câu trả lời của bạn nhiều đáp án A hơn, điều đó có nghĩa là bạn đang có nguy cơ phát triển khối u hoặc ung thư đại trực tràng rất lớn. Tốt nhất, hãy thực hiện lịch tầm soát với bác sĩ thường xuyên để kiểm soát nguy cơ bệnh.

Theo Ttvn

*Xem thêm:

Có 5 dấu hiệu sau, rất dễ mắc ung thư trực tràng: Biết sớm đi khám ngay kẻo muộn

Ung thư trực tràng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có những dấu hiệu hình thành trên niêm mạc đại tràng có thể phát triển thành ung thư.

Mệt mỏi

"Mệt mỏi là triệu chứng chúng ta thấy thường xuyên nhất" - Jimmy Hwang, Trưởng khoa Ung thư của Hệ thống chăm sóc sức khoẻ Carolinas tại Charlotte (Mỹ) cho biết. Đó là vì các bướu thịt hoặc các khối u có thể từ từ chảy máu trong đường tiêu hóa.

Có 5 dấu hiệu sau, rất dễ mắc ung thư trực tràng: Biết sớm đi khám ngay kẻo muộn

Qua thời gian, chảy máu sẽ làm mất đi các tế bào máu đỏ và sắt cần thiết để mang oxy đến cơ thể. Kết quả là thiếu máu, thiếu sắt, dẫn đến mệt mỏi và khó thở.

Đó không phải là dấu hiệu bất thường đầu tiên của ung thư trực tràng nhưng là dấu hiệu để cần thử nghiệm máu nhằm phát hiện sớm lượng tế bào máu đỏ thấp.

Chảy máu trực tràng

Có rất nhiều lý do để bạn có thể phát hiện máu trong nhà vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh: có thể là một dấu hiệu của bệnh trĩ hay rách hậu môn. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của các bướu thịt hoặc ung thư.

Chảy máu trực tràng bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Ảnh minh họa

Trong thực tế, nhiều bệnh nhân ung thư trực tràng ban đầu cũng nghĩ rằng họ bị bệnh trĩ vì bị chảy máu trực tràng hoặc ngứa. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chảy máu trực tràng thì tốt hơn bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Phân có máu

Máu có thể hiển thị là những vệt đỏ hoặc phân có màu tối hay có vết máu khô. Nếu bạn thấy máu trong hoặc trên phân thì bạn nên đi kiểm tra định kỳ để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Thói quen đi đại tiện bất thường

Có 5 dấu hiệu sau, rất dễ mắc ung thư trực tràng: Biết sớm đi khám ngay kẻo muộn

Khối u và ung thư có thể làm thay đổi tính nhất quán, hình thể hoặc tần số chuyển động của ruột. Ví dụ, phân nhỏ như bút chì khi ung thư cản trở ruột.

Táo bón (1 tuần "đi" ít hơn 3 lần), tiêu chảy ("đi" nhiều và lỏng) hoặc cảm giác không "đi" hết hoàn toàn có thể là dấu hiệu khác của ung thư trực tràng. Tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy tình trạng này trong 1 tuần hoặc lâu hơn.

Đau bụng

Đau, chuột rút, buồn nôn hoặc nôn có thể là dấu hiệu cho thấy một khối u lớn đang cản trở ruột hoặc ung thư đã lan ra ngoài ruột và cần phải đến bác sỹ nhanh để được điều trị kịp thời.

Theo Trithuctre