Vì sao giá nhà ở Việt Nam được coi là đắt đỏ?

Người tiêu dùng có mức thu nhập thấp, mức giá xây dựng không kiểm soát được, sốt đất ảo là những nguyên nhân gây ra tình trạng nhà đất đắt đỏ ở Việt Nam

Cụ thể, lương trung bình hằng tháng năm 2012 của Việt Nam ở mức 3,8 triệu đồng (khoảng 181 USD), chỉ cao hơn Lào (119 USD), Campuchia (121 USD) và Indonesia (174 USD). Song tiền lương của Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan (357 USD), chưa bằng 1/3 của Malaysia (609 USD) và chỉ bằng khoảng 1/12 Singapore (3.547 USD).

gia-nha-dat

Với mức lương bình quân thì 40 năm người lao động dành dụm đủ số tiền mua nhà thu nhập thấp

“Khoảng cách chênh lệch lớn về tiền lương giữa các quốc gia ASEAN phản ánh sự khác biệt lớn trên nhiều phương diện, trong đó có năng suất lao động”, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO tại Việt Nam phát biểu.

Theo Điều tra Lao động Việc làm 2013, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là ngành có mức lương cao nhất, với mức trung bình hằng tháng 7,23 triệu đồng. Tiếp đến là các ngành liên quan đến hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ với 6,53 triệu đồng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản có mức lương 6,4 triệu đồng mỗi tháng.

Những người làm công việc giúp đỡ trong các hộ gia đình có mức thấp nhất, khoảng 2,35 triệu đồng/tháng, nhưng đã tiệm cận nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với mức lương trung bình 2,63 triệu đồng mỗi tháng.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, tỷ lệ chênh lệch lương theo giới ở Việt Nam chỉ gần 10%, khá thấp so với thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách này lại rất lớn trong nhóm ngành lương thấp (nông, lâm, thủy sản) khi phụ nữ hưởng lương ít hơn nam giới 32%.

Ngay như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang nở rộ tại Việt Nam thu hút nhiều lao động nữ so với nam, nhưng phái yếu vẫn chỉ hưởng mức lương hằng tháng thấp hơn nam giới 17%. Ngược lại, trong hai ngành có mức lương cao nhất kể trên, thì lao động nữ lại được trả lương cao hơn nam giới một chút (tương ứng 3,4% và 1,4%).

Thị trường sốt đất ảo

Không chỉ những người có nhu cầu mua nhà không thể mua được vì giá tăng quá nhanh, mà ngay cả những người có nhà tại dự án đang muốn bán nhà cũng không thể bán được vì thanh khoản sản phẩm quá yếu, trong khi giá đất nền dự án rao bán nhan nhản trên mạng hiện nay vẫn đang tăng dường như chỉ là giá… ảo thì người có nhu cầu thực sự khó có thể tiếp cận được. Một số chủ đàu tư ôm đất từ thời sốt đất cũng không muốn bán vì mất giá quá lớn nên luôn để giá cao. Vô tình thị trường không trở về con số thực dẫn tới nhu cầu cung – cầu khó gặp nhau.

Chi phí xây dựng lớn

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng rất lớn. Theo Luật Đất đai cũ, doanh nghiệp phải tự mình chuẩn bị quỹ đất, tức tự đi thương lượng, phải mua của người dân theo giá thị trường nên chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là chi phí doanh nghiệp bất động sản không lường trước được. với cơ chế thực hiện Luật Đất đai như trước đây và có thể sắp tới khi thực hiện Luật Đất đai mới, tiền sử dụng đất là một gánh nặng và tiếp tục là một ẩn số đối với doanh nghiêp.

Tiếp đó, về chi phí vốn, có 5% doanh nghiệp phải trả lãi suất trên 15% trong khi hơn 7% doanh nghiệp phải trả lãi suất từ 13% đến dưới 15%. Đa số doanh nghiệp BĐS hiện nay phải vay ngân hàng với lãi suất không thấp hơn 13% và chỉ có một số rất ít doanh nghiệp có quan hệ tốt hơn với ngân hàng được vay với lãi suất khoảng 12%. Hơn nữa thuế và phí trong BĐS ở Việt Nam còn cao.

Chi phí gia tăng do thủ tục hành chính kéo dài. Nghị quyết 43 của Chính phủ ngày 6/6/2014 cam kết giảm 40% thời gian làm thủ tục hành chính. Điều đó cho thấy thủ tục hành chính ở Việt Nam là một vấn nạn làm gia tăng chi phí quản lý, chi phí cơ hội, khả năng bị mất cơ hội trong đầu tư vì thời gian làm thủ tục hành chính kéo dài.

Theo Cao Phong (NTD)