Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Nếu đang gặp phải các vấn đề về cân nặng, hẳn nhiều người đã có trải nghiệm “càng ăn kiêng, càng khó giảm cân”. Phải chẳng chế độ ăn kiêng đang gây tác dụng ngược?

Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Trước đây, nhiều ý kiến giải thích là do sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhưng chưa có nhà khoa học nào đưa ra bằng chứng khoa học để giải thích cụ thể và hợp lý cho cơ chế này.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Weitzman (Israel) đã đưa ra lời giải thích khá hấp dẫn. Nghiên cứu của họ được thực hiện trên chuột trước khi thử nghiệm trên con người.

Nghiên cứu đã đề cập đến một trong những chủ đề quan trọng nhất trong y học dinh dưỡng: Đó là những tác động qua lại giữa các vi khuẩn trong đường ruột với các chất dinh dưỡng thực vật có tên gọi flavonoids được tìm thấy trong các thức ăn mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Flavonoids là Polyphenol - loại hóa chất tự nhiên được sản xuất từ nhiều loại thực vật. Có hơn 400 flavonoid trong chế độ ăn uống của con người.

Chế độ ăn uống trung bình của người phương Tây thường cung cấp khoảng 1.000 miligam Flavonoids mỗi ngày. Chế độ ăn uống của người châu Á cung cấp gấp 4-5 lần so với người châu Âu, chủ yếu từ trà và từ các loại gia vị.

Được biết đến bởi tác dụng phòng chống viêm và chống ung thư, flavonoid có thể ảnh hưởng đến hầu hết hệ thống trong cơ thể. Ăn nhiều flavonoid trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và ung thư.

Các vi khuẩn đường ruột và sự kết nối với flavonoids

Các flavonoid trong chế độ ăn uống có mối quan hệ phức tạp với vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có thể giải phóng flavonoid từ thực phẩm bạn ăn, tăng khả năng hấp thụ flavonoid, nhưng cũng có thể tiêu diệt các flavonoid này.

Flavonoid hình thành sự phân bố của vi khuẩn ruột, làm thay đổi vi khuẩn trong ruột, làm tăng sự đa dạng trong hệ thống ruột. Những chức năng này được coi là những điều tốt cho cơ thể.

Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Các nhà khoa học tại Viện Weitzman đã không bắt đầu nghiên cứu từ flavonoids. Họ muốn nghiên cứu ảnh hưởng của việc ăn kiêng với các vi sinh vật đường ruột.

Trong đó có hai cách để nghiên cứu vi sinh vật. Các nhà khoa học đã xem xét những tác động, ảnh hưởng của quá trình ăn kiêng theo cả hai cách.

Cách tiếp cận đầu tiên trả lời cho câu hỏi: “Có những loại vi sinh vật gì” và cách tiếp cận thứ hai trả lời cho câu hỏi “chúng hoạt động như thế nào”. Khoảng 1.000 loài vi sinh vật đường tìm thấy trong ruột, thậm chí là nhiều hơn nữa.

Chế độ ăn kiêng ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột như thế nào?

Để bắt đầu chế độ ăn kiêng cho chuột, nghiên cứu của nhóm Weitzman cho chúng ăn những loại thức ăn cơ bản. Ban đầu, họ chọn những loại thực phẩm giàu chất béo khiến chuột tăng cân.

Bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu lại giới hạn lượng calo trong thức ăn mỗi ngày khiến chuột giảm cân. Vòng tròn tăng giảm cân ở chuột cứ thế lặp đi lặp lại.

Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Những kết quả mà các nhà nghiên cứu có được không gây ngạc nhiên cho những người ăn kiêng. Mỗi lần những con chuột béo phì bị giảm cân, nó thường dễ tăng cân trở lại khi được bồi bổ, nhưng lại khó khăn hơn trong việc giảm cân trở lại.

Mỗi chu kỳ giảm cân và tăng cân ở chuột sẽ làm tăng hiệu ứng này. Khi các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn ruột ở chuột, họ đã tìm ra lời giải thích.

Với chế độ ăn nhiều chất béo, những con chuột đã trải qua quá trình mất đi sự đa dạng vi khuẩn trong ruột. Khi chúng giảm cân, sự đa dạng vi khuẩn lại tăng lên, nhưng không trở lại đúng số lượng ban đầu.

Các chu kf lên xuống cân nặng khiến vi khuẩn đường ruột xáo trộn ngày càng rõ rệt. Mỗi vòng tiếp theo trong chu kỳ giảm cân lại khiến các vi khuẩn đường ruột ít hơn.

Phát hiện này là bước đột phá trong việc hiểu được nguyên nhân vi khuẩn gây tăng cân như thế nào. Sự thay đổi ở các vi khuẩn đường ruột đã hiệu quả hơn trong việc tiêu hủy các flavonoids.

Sau mỗi chu kỳ tăng và giảm cân ở chuột, khả năng tiêu hủy các flavonoids từ các vi khuẩn ruột càng lớn khiến mức flavonoid trong máu của những con chuột này giảm đi đáng kể theo thời gian.

Sự kết nối giữa Flavonoids, các vi khuẩn và quản lý cân nặng

Phát hiện này đưa ra một vấn đề đáng chú ý: nếu bạn cho vi khuẩn chất dinh dưỡng đặc biệt, chúng có thể làm tăng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng đó.

Thế nhưng, chế độ ăn uống gây tăng cân với nhiều chất béo thường hạn chế các flavonoids hơn chế độ ăn tiêu chuẩn. Điều này phản ánh những thay đổi sâu xa trong chức năng của vi sinh vật ruột.

Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Giải pháp cho vấn đề này là gì? Có 2 loại flavonoids đặc biệt đã cạn kiệt sau chế độ ăn kiêng nêu trên: Apigenin và naringenin. Mỗi loại flavonoids này đều có tác động sâu sắc với con người.

Apigenin có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và làm thay đổi sự trao đổi chất ở các tế bào mỡ. Naringenin là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng chống viêm, giải độc cao.

Các nhà nghiên cứu Weitzman lưu ý rằng: Cả hai loại Flavonoids này đều làm tăng tỉ lệ trao đổi chất và giảm sự thèm ăn. Khi được cho ăn bổ sung Apigenin và Naringenin, những con chuột béo phì theo chế độ ăn kiêng kể trên đã bắt đầu giảm cân trở lại.

Quá trình cho ăn những flavonoids này đã vượt qua những ảnh hưởng từ chu kỳ ăn kiêng lặp đi lặp lại của những con chuột.

Chế độ ăn kiêng có làm hại cơ thể và gây tăng cân?

Apigenin thường tập trung trong lá rau mùi tây và cần tây. Naringenin tập trung ở các họ hoa quả cam quýt, đặc biệt là bưởi.

Chỉ cần ăn đúng cách, bao gồm rau mùi tây, nước ép bưởi và cần tây (cả lá) sẽ tạo ra loại thức uống thơm ngon và mới lạ, giúp giảm cân khoa học, hiệu quả và dễ dàng hơn nhiều phương pháp ăn kiêng khác.

 

Phương Linh

Theo Songmoi