Bao lâu thì nên thay chảo chống dính?

Chảo chống dính cần thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, sau khoảng 2 - 3 năm thay một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn.

Hầu hết các gia đình hiện nay đều ưa dùng các loại xoong chảo chống dính vì những tiện ích của nó, nhưng ít ai biết rằng chảo chống dính có thể gây ngộ độc.

Chảo chống dính sử dụng lâu ngày có thể gây ngộ độc

Nhiều chuyên gia về ẩm thực mới đây đã đưa ra khuyến cáo rằng, chảo chống dính sử dụng lâu ngày có thể gây ngộ độc, đặc biệt là các loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hện nay.

Với loại chảo chống dính kém chất lượng, lớp sơn chống dính rất kém chất lượng và không đạt tiêu chuẩn, nên khi đun nấu ở nhiệt độ cao, lớp chống dính đó sẽ tạo ra lớp khói có chứa các tạp chất như perluoisobtylene, perfluorooctaoic acdpfoa, carbonylchlorride. Đây là những chất gây độc hại cho sức khỏe với các triệu chứng khó thở, tức ngực…nếu dùng thường xuyên.

Mặc dù chưa có khuyến cáo cấm sử dụng nhưng các chuyên gia cho biết, trong chảo chống dính có lớp teflon. Người ta phát hiện ra hợp chất perfluorooctaoic acid, là một trong những thành phần sản xuất Teflon có khả năng là một chất gây ung thư.

Ở nhiệt độ cao từ 300 – 400 độ C, chất này có thể tạo ra những lớp khói độc có hại cho phổi.

Theo GS Phạm Văn Khôi (Viện Hóa học Việt Nam), có một số teflon được sử dụng trong các máy móc công nghiệp khác, những loại này không thích hợp dùng trong thực phẩm. Bởi vậy, nhà sản xuất phải biết lựa chọn loại teflon nào được phép sử dụng và an toàn cho người sử dụng.

Còn với người tiêu dùng, để đảm bảo mua được nồi chảo chống dính an toàn, chất lượng, nên lưu ý chọn lựa các thương hiệu uy tín, có lịch sử lâu năm và có đầy đủ thông tin về nhãn hiệu, tránh bị nhập nhèm không rõ xuất xứ của lớp phủ chống dính.

Bao lâu thì nên thay chảo chống dính?

Khi có hiện tượng bong lớp sơn chống dính thì các bà nội trợ nên thay chảo.

Một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính

Khi mới mua về, nên rửa chảo qua một lần với nước rửa chén để làm trôi lớp bụi bẩn bám trên mặt chảo, sau đó quét một lớp cà phê lên mặt chảo và đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.

Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài, chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.

Nên sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, không được cao quá 260 độ. Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.

Đặc biệt, không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.

Sở dĩ phải làm vậy,  vì kim loại là kẻ thù của lớp chống dính. Ngay cả khi chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 - 3.2mm, phủ 2 hoặc 3 lớp chống dính cao cấp, thì kim loại vẫn có thể làm xước bề mặt chảo.

Chảo chống dính cần thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, sau khoảng 2 - 3 năm thay một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn.

Để chảo dùng bền, trước khi sử dụng lần đầu bạn có thể dùng mẹo sau: rửa chảo sạch, lau bề mặt lòng chảo với một ít dầu ăn. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của lớp chống dính.

Theo Hiền Lê (GDVN)