Hoa độc: Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da

Nếu sơ ý ăn phải độc tố từ hoa cẩm tú cầu có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói... Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.

Hoa cẩm tú cầu còn gọi là dương tú cầu, hay tử dương, mọc nhiều ở Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và Châu Mỹ... 

Tại Việt Nam, cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt, đặc điểm loài hoa này có lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp.

Hoa độc: Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da

Tại Việt Nam, cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt. Ảnh minh họa

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống hoa cẩm tú cầu khác nhau. Còn ở Việt Nam phổ biến nhất là cẩm tú cầu đổi màu từ trắng, sang xanh blue, tím hồng, hồng, rồi hoa tàn.

Hoa độc: Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da

Hoa độc: Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da

Cầm tú cầu có thể đổi màu từ trắng, sang xanh blue, tím hồng, hồng, rồi hoa tàn. Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng hoa cẩm tú cầu tượng trưng cho sự hay thay đổi trong tình yêu vì màu của hoa thay đổi theo độ pH của đất nhưng cũng có ý kiến nhận định, dù ý nghĩa có sao đi nữa thì nó vẫn mang một sức hút đặc biệt không thể lẫn với các loài hoa khác.

Từ trước đến nay, cẩm tú cầu được coi như một loài hoa cắm đệm trong bó hoa cưới của cô dâu nhưng cũng có nhiều người chọn riêng cẩm tú cầu làm hoa chủ đạo trong bó hoa cầm tay. Cẩm tú cầu thường nở rộ từ tháng 5, có các sắc màu nhẹ nhàng, trong sáng như màu trắng, xanh, hồng nhạt, dễ kết hợp với váy cưới của cô dâu.

Hoa độc: Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da

Nhiều ncô dâu chọn riêng cẩm tú cầu làm hoa chủ đạo trong bó hoa cầm tay trong lễ cưới. Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, cẩm tú cầu dễ tìm vào mùa hè và giá thành không đắt. Tại các chợ bán buôn hoa, cẩm tú cầu có giá từ 30.000 đồng tới 50.000 đồng một bông lớn, giá thay đổi tùy vào màu sắc và mùa.

Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu nhiều màu sắc bắt mắt thật ra không phải là loài cây hiền lành. Theo thông tin từ báo Pháp luật TP.HCM, cả lá và hoa cẩm tú cầu đều có chứa độc tố. Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã từng ép người hầu tự tử bằng loài hoa này. Do đó, nếu sơ ý ăn phải độc tố này có thể lập tức bị ngứa ngáy, nôn ói, đổ mồ hôi và đau bụng dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.

Hoa độc: Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da

Cẩm tú cầu có thể gây hôn mê, co giật và dị ứng da do chứa độc tố. Ảnh minh họa

Ngoài ra, theo cảnh báo từ báo Giáo dục Việt Nam, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra tiếp xúc với người sẽ làm cho da của người bị dị ứng. Chính vì thế theo lời khuyên của các chuyên gia nếu vẫn yêu thích trồng loài hoa này hoặc mua về cắm cần đặc biệt để ý nếu nhà có trẻ nhỏ.

Theo VietQ

------------------------

*Xem thêm:

5 loại cây cảnh độc tuyệt đối không trồng trong nhà

Có những loại cây cảnh độc và nguy hiểm, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ mặc dù có vẻ bề ngoài rất đẹp và vô hại.

Dưới đây là 6 loại cây cảnh độc nhưng rất hay được trồng phổ biến trong chậu để trang trí nhà ở mà bạn cần suy xét thật kỹ trước khi chọn lựa chúng.

1. Hoa đỗ quyên

Đỗ quyên là loại cây thân gỗ có vỏ cành màu xám, ra hoa đẹp, sắc màu phong phú, thường mọc nhiều ở vùng núi cao. Thế nhưng, ít ai biết rằng tất cả các bộ phận của cây đều có chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người trúng độc thường có triệu chứng buồn nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở,… Một lượng nhỏ lá đỗ quyên (100g - 225g) cũng đủ gây ngộ độc nặng cho một đứa trẻ.

5 loại cây cảnh độc tuyệt đối không trồng trong nhà

2. Cây hồng môn

Không ai có thể phủ nhận vẻ bắt mắt của hồng môn. Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh, với lá xanh bóng dài, nổi gân chân vịt xanh nhạt. Phần hoa như chiếc quạt mo nhỏ, cong cong nên còn có tên gọi là vĩ hoa tròn hay buồm đỏ. Tuy đẹp là vậy nhưng lá và những bông hoa đỏ tươi ấy lại có chứa độc tính, nếu lỡ ăn phải sẽ bị bỏng rát vùng họng, đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp.

5 loại cây cảnh độc tuyệt đối không trồng trong nhà

3. Xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên là loại cây cảnh được ưa chuộng tại khu vực phía Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Màu sắc hoa rất nổi bật, từ màu vàng, đỏ, xanh, tím,… cho đến các đốm màu xen kẽ, viền hay sọc. Xương rồng bát tiên khá dễ trồng, dễ nhân giống, ra hoa lại lâu tàn. Với nhiều ưu điểm như vậy nhưng nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn không nên trồng loại cây cảnh này, bởi vì nhựa của nó sẽ gây bỏng rát khi tiếp xúc, đặc biệt là với làn da mỏng manh của các bé.

5 loại cây cảnh độc tuyệt đối không trồng trong nhà

4. Cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc là loại cây cảnh đẹp mắt, thường được trồng trong chậu, treo lên cao để trang trí cửa sổ nhà ở, quán café, văn phòng hay làm đẹp sân vườn… Nhánh cây mềm mại, mọng nước, rũ xuống trông xinh xắn, lại có khả năng chịu hạn cao. Tuy nhiên, nếu quyết định chọn trồng chuỗi ngọc thì bạn nên cân nhắc đến chất gucosides có trong toàn thân cây. Bởi lẽ, chất này nếu ăn phải sẽ gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy.

5 loại cây cảnh độc tuyệt đối không trồng trong nhà

5. Cây ngô đồng

Ngô đồng là loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam, tuy “ngoại hình” không quá nổi bật nhưng chúng vẫn thường được chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Cây có vẻ đẹp mộc mạc, gốc phình to, lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng nhẵn. Cụm hoa to, cánh đỏ tươi, khiến bạn liên tươi tưởng đến những cụm san hô đẹp mắt. Một vài bài thuốc dân gian có sử dụng ngô đồng, thế nhưng nó vẫn có chứa độc chất curcin (tập trung nhiều ở củ và hạt) gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

5 loại cây cảnh độc tuyệt đối không trồng trong nhà

Bài viết có tham khảo các nguồn tư liệu: Wikipedia.org; trả lời phỏng vấn của Phó giáo sư Nguyễn Hữu Đức (Trường Đại học Y dược TP. HCM) và Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá (nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM) trên tạp chí Khoa học và Đời sống.

Nguồn: Ttvn