Không nên mổ mắt cận thị cho trẻ dưới 18 tuổi

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt thường xuất hiện khá phổ biến ở lứa tuổi học đường do thói quen sinh hoạt và học tập không đúng quy cách.

Nguyên nhân khiến trẻ cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ về mắt thường gặp ở nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ. Rất nhiều trẻ nhỏ dù mới 3 - 4 tuổi vẫn có khả năng bị cận thị do thói quen sinh hoạt và học tập không đúng quy cách.

Không nên mổ mắt cận thị cho trẻ dưới 18 tuổi
Cận thị là tật khúc xạ xuất hiện khá phổ biến ở lứa tuổi học đường

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị cận thị: 

- Trẻ đọc sách không đúng tư thế, cầm sách quá cao và không sử dụng đèn điện.

- Trẻ ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng hoặc ánh không không ổn định.

- Trẻ xem tivi nhiều, xem tivi ở khoảng cách quá gần.

- Trẻ thường xuyên sử dụng điện thoái, máy vi tính.

Khi nào nên cho trẻ đi mổ cận thị

Khi phát hiện trẻ bị cận thị, bố mẹ thường cho con đeo kính (kính gọng, kính áp tròng) hoặc đưa con đi mổ mắt để giải quyết triệt để tình trạng này. 

Tuy nhiên, việc mổ mắt để chữa cận thị chỉ có thể áp dụng với những trẻ từ 18 tuổi trở lên.

Nguyên nhân là khi trẻ đã trưởng thành, trục nhãn cầu ổn định, không phát triển thêm nữa thì việc mổ cận thị mới có tác dụng.

Còn nếu trẻ mổ khi còn quá nhỏ sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn bị tái cận. 

Để trẻ có đôi mắt sáng, khỏe

Để trẻ có đôi mắt sáng và khỏe mạnh, ngay từ khi chào đời và khi bé bắt đầu tới trường, bố mẹ cần tập cho trẻ những thói quen tốt để tránh cận thị:

- Rèn cho trẻ tư thế ngồi học, đọc sách đúng cách. Đảm bảo nơi ngồi học của trẻ đủ ánh sáng.

- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho đôi mắt bằng thực phẩm giàu beta-carotene (ớt đỏ, gấc, rau xà lách, củ cải đường…), vitamin E (hạt dẻ, hạnh nhân, ngũ cốc, bơ đậu phộng, đu đủ), Kẽm (đậu đen, đậu phộng, đậu phụ, sữa, thịt bò, thịt gà..), vitamin C (ổi, bông cải xanh, xu hào, xoài, dâu, quả mâm xôi, dứa…), Selen (cá, tôm, sò, hến, gạo lức, ớt, tỏi, hành tây, nấm, cà rốt…), rau xanh…

- Hạn chế việc cho trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại, ipad quá nhiều gây ảnh hưởng đến mắt.

- Khám mắt định kỳ cho trẻ: Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu nhìn xa không rõ, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn mọi vật…

Theo suckhoe