Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ việc uống nước ép trái cây, rau củ tươi

cảnh báo, ký sinh trùng, rau củ quả tươi, nước ép rau củ quả tươi, thực phẩm bẩn, bảo vệ người tiêu dùng, tiêu dùng, cảnh giác tiêu dùng

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Ngọc Diễm, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn (TP.HCM) cho biết, việc dùng nước ép trái cây, rau củ tươi giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa, vitamin A, B, C, khoáng chất,… Bên cạnh đó, nước ép là thức uống dễ thực hiện, tiện lợi khi bảo quản nên được nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên, thực phẩm tươi sống luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán và ký sinh trùng. Rau củ tươi chứa nhiều loại ký sinh trùng như giun kim, giun tóc, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ… nhất là các loại rau trồng gần khu vực ao hồ bẩn, nguồn nước, đất bị ô nhiễm.

nguy-co-nhiem-ky-sinh-trung-tu-viec-uong-nuoc-ep-trai-cay-rau-cu-tuoi

Dùng nước ép trái cây, rau củ quả tươi không đảm bảo nguồn gốc, chế biến dễ nhiễm ký sinh trùng. Ảnh minh họa

Đối với các loại trái cây, tỷ lệ nhiễm giun sán hoặc ký sinh trùng khác tuy thấp hơn nhưng vẫn có. Ngoài ra, các loại giun sán hoặc trứng của chúng và ký sinh trùng có trong rau củ quả thường có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Do đó, nếu sử dụng rau quả không có nguồn gốc rõ ràng, trồng ở nơi ô nhiễm hoặc không được bảo quản, xử lý theo đúng quy trình sẽ khiến tăng tỷ lệ nhiễm sán khi dùng nước ép trái cây, rau củ tươi tăng cao.

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, trong rau tươi chứa nhiều loại ký sinh trùng như giun kim, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Các loại củ quả cũng có những loại ký sinh trùng tương tự nhưng không nhiều như rau xanh.

Các loại ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Các loại rau củ quả không rõ nguồn gốc chất lượng, trồng ở những khu vực ô nhiễm hay rau củ quả héo có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao. Vì vậy, trong quá trình sơ chế, rau củ quả không được vệ sinh sạch sẽ, các loại giun sán hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể khi dùng nước ép rau củ.

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo và tuân thủ tuyệt đối phương pháp sơ chế, vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản. Chú ý nhặt bỏ các phần rau dập nát, hỏng rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy trước khi xay. Trong quá trình sơ chế, cần rửa sạch hai bàn tay và vật dụng chế biến, cối xay phải luôn đảm bảo sạch sẽ, tiệt trùng đều đặn.

Trong quá trình ép rau củ quả, bạn cần đảm bảo máy ép, cốc đựng được rửa sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh tay sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn vào thực phẩm. Để bảo đảm sức khoẻ, hấp thụ dưỡng chất tốt, tránh bị nhiễm giun sán cũng nên duy trì thói quen tẩy giun 6 tháng/lần.

Theo VietQ