Nhận biết quả ngô đồng có chất kịch độc mà nhiều người chưa biết

Đã có hàng chục trẻ em bị ngộ độc do ăn phải quả ngô đồng. Tuy nhiên quả và cây ngô đồng ra sao và có chất độc thế nào thì không phải ai cũng biết.

Hàng chục học sinh ngộ độc vì ăn quả ngô đồng

Nhận biết quả ngô đồng có chất kịch độc mà nhiều người chưa biết
Có em học sinh vừa truyền dịch vừa cố nôn quả ngô đồng đã ăn phải. Ảnh: P.H.

Ngày hôm qua, nhiều học sinh lớp 2 và lớp 3, trường tiểu học Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò rủ nhau đi ăn quả ngô đồng. Hơn 10 phút sau, một số em có biểu hiện đau bụng, nôn mửa. Nhà trường đã gọi xe cấp cứu đưa số học sinh trên đến Trung tâm Y tế thị xã Cửa Lò.

"Các em là học sinh lớp 2 và lớp 3 nhập viện cấp cứu trước đó có rủ nhau đi ăn quả ngô đồng. Những em này đều có biểu hiện đau bụng, nôn mửa", ông Phùng Đức Nhân, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Cửa Lò cho biết và nói thêm có khoảng 30 học sinh phải đi cấp cứu.

Các bác sĩ cho biết sau khi truyền dịch, sức khỏe và tâm lý của các em học sinh cơ bản ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh viện yêu cầu chuyển tất cả số học sinh bị ngộ độc đến Bệnh viện đa khoa thị xã để kiểm tra và theo dõi.

Cách đây cũng chưa lâu, ngày 10/4, 12 học sinh lớp 2 trường Tiểu học Tân Giang (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) ăn quả ngô đồng nhặt tại trường cũng phải nhập viện. Số học sinh này đã khỏe lại sau một ngày nằm viện.

Nhận biết cây ngô đồng

Có 2 loại ngô đồng là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Hai cây này thuộc 2 họ hoàn toàn khác nhau.

Cây ngô đồng cảnh

Nhận biết quả ngô đồng có chất kịch độc mà nhiều người chưa biết

Cây ngô đồng cảnh được trồng nhiều tại Việt Nam, Trung Quốc

Cây ngô đồng cảnh có củ có tên học là Jatropha podagrica Hook.f thuộc họ cây thầu dầu Euphorbiaceae. Loài cây này có gốc phình to, xi xù, khá mập. Phần lá có cuống đính gần gốc, màu xanh, nhãn. Thông thường, lá của cây này được chia thành từ 3 - 5 thùy to và những phiến như hợp kim. Đây là loại cây được sử dụng làm cây cảnh trong nhà.

Đặc trưng của loại ngô đồng cảnh là mỗi cây có một cụm hoa màu đỏ mọc trên ngọn. Mỗi bông có 5 cánh, sau này hình thành nên dạng quả nang. Loại quả này thường nổ tung khi được di chuyển đến một vùng đất mới thông qua các loài động vật như chim, dơi, ong... Tại Việt Nam, loài cây này được trông phổ biến từ đồng bằng cho đến miền núi.

Cây ngô đồng thân gỗ

Nhận biết quả ngô đồng có chất kịch độc mà nhiều người chưa biết

Cây ngô đồng thân gỗ thường mọc hoang trên rừng núi nơi có khí hậu ẩm, nhiều nước

Cây ngô đồng thân gỗ có tên khoa học là Firmiana simplex thuộc họ Trôm Sterculiaceae. Tại Việt Nam, loài cây này được gọi là cây bo rừng hoặc cây trôm đơn. Mỗi cây ngô đồng thân gỗ có thể cao đến 7m. Cây thường mọc hoang trong rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới hoặc trên đất của đá vôi. Đến mùa vụ, người ra thường thu hoạch hạt và lá, hạt.

Ngô đồng thân gỗ có lá thường xẻ thành thùy chân vịt, có từ 3 - 5 thùy 3 cạnh, cuống lá dài đến 30 cm. Loài ngô đồng này có hoa nhỏ màu vàng, quả gồm 5 đại, mỏng, dài, có 2 hạt hình trứng dài 8m, rộng 6mm.

Loài ngô đồng thân gỗ được tìm thế tại Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia. Ở Việt Nam, ngô đồng thân gỗ được tìm thấy ở cả miền Bắc và miền Nam.

Ngô đồng thân gỗ là loài cây ngắn ngày ưa sống ở những nơi ấm áp. Loài cây này cực kỳ cần nước trong thời gian trổ bông và tạo hạt. Đồng thời chúng cũng cần ánh sáng để đảm bảo năng suất.

Ngô đồng thân gỗ thích sống ở môi trường đất pha cát, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. Trong điều kiện môi trường không ổn định loài cây này có thể bị suy dinh dưỡng dẫ đến cây bị lìn, lá dài nhiều gân và thậm chí có thể bị chết.

Vỏ và hạt cây ngô đồng thân gỗ này thường được dùng để làm đen tóc, chữa rụng tóc, bệnh ngoài da, lở loét miệng.

Cây ngô đồng có chất gì mà gây ngộ độc cho trẻ?

Nhận biết quả ngô đồng có chất kịch độc mà nhiều người chưa biết

Độc tố chính có trong cây ngô đồng là chất curcin

Có thể nhận thấy, những trường hợp trẻ bị ngộ độc nói trên là do ăn phải quả của cây ngô đồng cảnh.

Trong y học cổ truyền, cây ngô đồng cảnh có tác dụng chữa một số bệnh.

Vỏ cây ngô đồng được dùng làm thuốc tẩy, trị chứng nôn ói hoặc táo bón, giúp lợi sữa; lá có tác dụng chữa ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dầm nát thân và cuống lá ngô đồng rồi chế nước sôi uống để trị ho ra máu hoặc dùng đặt rịt cuống lá giã nát để chữa sa tử cung.

Theo Đông y, cây ngô đồng có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm và có nguy cơ mưng mủ nên được dùng với người bị viêm tuyến mang tai, viêm hạch, viêm cơ, mọc nhọt độc.

Mặc dù thân, lá và nhựa là bài thuốc quý song quả và hạt cây ngô đồng lại chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nhỏ không may ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa.

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc?

Nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn trẻ ăn phải những cây độc kể trên cần lập tức dùng mọi biện pháp làm trẻ nôn ra, càng nôn được nhiều càng tốt.

Trong khi nôn cần để đầu nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch, đàm nhớt. Cho trẻ uống một cốc nước ấm (có thể pha muối) rồi tiếp tục để trẻ nôn.

Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời, hãy đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình nên đem theo cây ngô đồng để bác sĩ xác định đó có phải là cây ngô đồng hay không.

Theo các chuyên gia, hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…

Người bệnh thường được điều trị triệu chứng, rửa dạ dày, uống than hoạt tính, truyền dịch để bù lượng nước bị mất do nôn, tiêu chảy, rối loạn điện giải.

Theo GĐ