Xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ 150 triệu về Việt Nam năm 2018, giá sẽ là bao nhiêu

Với các mức thuế, phí ở thời điểm năm 2018, giá các mẫu xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ khi về Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Sắp tới đây, vào khoảng đầu năm 2018, một loạt mẫu xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với Kia Morning và Hyundai Grand I10.

Một số mẫu xe có thể kể đến như Toyota Wigo, Honda Jazz, Suzuki Celerio và Toyota Avanza. Cả 4 mẫu xe này đều có mức giá khá rẻ tại thị trường Đông Nam Á, là mức giá mà đa số người tiêu dùng Việt Nam đang mơ ước.

Xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ 150 triệu về Việt Nam năm 2018, giá sẽ là bao nhiêu

 Một loạt mẫu ô tô cỡ nhỏ giá rẻ dự định về Việt Nam năm 2018. Ảnh: carindia

Cụ thể, tại thị trường Indonesia, Toyota Wigo 2017 có giá dao động từ 131,5 - 151,9 triệu Rupiah, tương đương 224 - 259 triệu đồng.

Còn với Honda Jazz, tại thị trường Malaysia, mẫu xe này có mức giá từ 368 triệu đồng. Dòng xe này sẽ được Honda Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan và sẽ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Yaris.

Suzuki Celerio là một trong những mẫu xe có giá rẻ nhất tại các thị trường Đông Nam Á. Tại Ấn Độ, giá bán của Suzuki Celerio chỉ từ 6.250 USD (tương đương 143 triệu đồng) trong khi tại Thái Lan là 10.940 USD (251 triệu đồng).

Trong phân khúc xe cỡ nhỏ, Toyota Việt Nam còn mang về mẫu Avanza 7 chỗ, động cơ 1.5L. Tại thị trường này, có 5 mẫu xe Toyota Avanza, trong đó bản 1.5G MT (số sàn) có giá 220,1 triệu IDR (tương đương 375 triệu VNĐ); bản 1.3G AT (tự động) giá 218,5 triệu IDR (tương đương 372 triệu VNĐ).

Vậy nếu về Việt Nam năm 2018, thì giá các mẫu xe trên sẽ là khoảng bao nhiêu tiền?

Với một mẫu xe A nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam, cách tính giá cơ bản nhất là: A = giá vốn x (1+%NK) x (1+%TTĐB) x (1+%VAT). Công thức này chưa kể phần giá tăng do liên quan đến các yếu tố như chi phí vận chuyển nội địa, kho bãi, chi phí tài chính, duy trì hệ thống bộ máy đơn vị nhập khẩu, marketing, bảo hành...

Với mức thuế nhập khẩu và TTĐB mới áp dụng cho thời điểm 2018 và giả sử những yếu tố còn lại không thay đổi, công thức giá xe tính lại như sau:

A = giá vốn x (1+%TTĐB) x (1+%VAT) = giá vốn x (1+35%) x (1+10%) = 1,5 x giá vốn.

Như vậy, nếu Wigo và Avanza của Toyota nhập khẩu Indonesia, Honda Jazz và Suzuki Celerio nhập Thái Lan, giá của chúng có thể gần gấp rưỡi giá xe xuất xưởng (giá vốn) ở các nước sở tại khi về Việt Nam. Cộng các chi phí khi về đến đại lý, giá xe lại tăng thêm.

Giả sử mẫu có giá vốn gần 150 triệu đồng tại Indonesia (giá sau thế là từ 9.900 USD), khi nhập về nước, mức giá chưa tính các chi phí khác sẽ là khoảng 225 triệu đồng.

Nếu không có sự thay đổi nhiều nào về chính sách thuế, mức giá này được cho là sẽ khá cạnh tranh so vớ các đối thủ Kia Morning và Hyundai Grand i10.

Hiện 2 sản phẩm này có giá bán sau thuế từ các đại lý hiện đang lần lượt từ 315 triệu và 340 triệu đồng.

Lâm Anh

Theo VietQ

---

* Xem thêm:

Tăng thuế xe vừa chở người vừa chở hàng

Cũng liên quan đến ô tô, trong dự án Luật, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe pick- up). Theo ông Thi, mục tiêu cần đạt được từ chính sách này là góp phần định hướng tiêu dùng; sửa đổi để phù hợp với mục đích sử dụng của loại xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tăng thuế xe vừa chở người vừa chở hàng

(Ảnh minh họa)

Trả lời phóng viên về cơ sở để điều chỉnh, ông Thi nêu: Theo quy định tại Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành thì xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng áp dụng thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt 15% với loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống; 20% với loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3; 25% với loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3.

Trong những năm qua số lượng xe pick-up nhập khẩu và tiêu dùng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2012 lượng xe tiêu thụ 3.291 xe; đến năm 2016 lượng xe tiêu thụ lên tới 28.233 xe, tức là gần 8,6 lần.

Do loại xe này có thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt thấp hơn so với xe ô tô chở người có cùng số chỗ ngồi (dòng xe SUV thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với loại trên 2.500-3.000 cm3 55%) nên một số người tiêu dùng đã chuyển sang mua xe bán tải thay vì mua xe SUV.

Để góp phần định hướng tiêu dùng loại xe pick-up và phù hợp với mục đích sử dụng loại xe này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá lại mức thuế Tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe pick- up để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và mục đích sử dụng loại xe này.

Đồng thời, ngày 28.4.2017, Bộ Công Thương cũng có đề xuất áp dụng mức thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với xe vừa chở người vừa chở hàng có khối lượng chuyên chở nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ người chở xuống như xe ô tô con dưới 9 chỗ.

Qua nghiên cứu rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng: Các nước trong khu vực thường áp dụng thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng ở mức thấp hơn mức thuế suất đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ. 

Do vậy, để bảo đảm đúng mục đích sử dụng xe, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000-3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%.

Theo Motthegioi / Haiquan